Nguyên nhân nào làm nhà yến của bạn thất bại?

1/ Thứ nhất: vùng xây dựng nhà yến điều kiện tự nhiên chưa phù hợp.

Chim yến là loài chim đòi hỏi điều kiện sinh sống khá khắt khe. Chúng thích bay lượn, kiếm ăn ở những nơi có mặt nước thoáng, có cây thấp cây cao, có nhiều côn trùng,…Tại các vùng gần biển, hạ lưu các dòng sông, đầm phá, ao hồ nhiều,… chúng ta thấy nhiều chim bay lượn kiếm ăn suốt ngày trên không trung, nếu người nuôi có được điều kiện như vậy thì thành công cao hơn, nhà có nhiều chim vào hơn.

Ngược lại, những nơi khô cằn, điều kiện tự nhiên không phù hợp thì dù bạn có dùng thiết bị dẫn dụ, gọi chim một thời gian lâu chim mới xuất hiện và khả năng phát triển đàn của nhà yến đó không cao. Bởi vì, dụ được một cặp cặp yến vào nhà, thì phải mấy tháng sau con chim này mới sinh sản. Một năm 1 cặp chim chỉ sinh sản 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 trứng. Như vậy 1 cặp chim tối đa sẽ sinh sản 3-6 con/ năm. Vậy nếu chỉ dựa vào dụ được một số con và ở lại thì nhà nhà yến này bao giờ mới hoàn vốn? Chính vì thế, việc khảo sát kỹ lưỡng và chọn lựa một môi trường phù hợp để nuôi chim yến là không đơn giản, rất cần đến những kinh nghiệm thực tế.

2/ Thứ hai, nuôi yến mà không hiểu yến và chọn sai kỹ thuật tư vấn

Khi nuôi chim yến phải quan sát cho rõ tập tính sống, đặc điểm sinh học, mật độ đàn của con chim trong vùng mình định nuôi. Đó là chưa nói đến loài này yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sự thông thoáng, kết cấu kiến trúc, không gian bay lượn, nguồn thức ăn, … như thế nào là phù hợp để từ đó thiết kế một ngôi nhà hợp tiêu chuẩn. Hiểu được chúng sẽ giúp người đầu tư chỉnh sửa ngôi nhà yến của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Do đó một số người vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã “tự thiết kế” và “tự sáng tạo kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến”. Cũng có một số nhà đầu tư đã “tin nhầm người” khi chọn các cá nhân, công ty không đủ năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng nhà yến thi công (thường chi phí cũng thấp).
Điều này dẫn đến một hệ lụy rất lớn, nói đúng hơn là “Thất bại toàn tập”.

3/ Công nghệ – thiết bị nuôi yến.

Không giống như những loài vật nuôi khác, chim yến rất kén chọn môi trường sinh sống. Một môi trường được coi là phù hợp với chim yến phải đảm bảo về ánh sáng, độ ẩm, đối lưu không khí, mùi trong nhà yến. Vì vậy nếu các chủ đầu tư không đáp ứng được môi trường sinh sống phù hợp thì Yến sẽ “đến rồi đi, và đã đi mà không hẹn ngày quay lại”.
Vì một lý do nào đó (tiết kiệm chi phí/ tin nhầm người/ không tìm hiểu rõ về công năng, kỹ thuật lắp ráp) mà chủ đầu tư chọn nhà cung cấp thiết bị nhà yến không có kinh nghiệm, kỹ thuật, tiêu chuẩn nhà nuôi yến.
Nếu chưa am hiểu về đặc tính sinh sống, thói quen của chim yến sẽ dẫn đến sử dụng thiết bị, áp dụng công nghệ trong nhà yến không hợp lý dẫn đến không thu hút được yến và ở và làm tổ.

4/Chăm sóc nhà Yến

Rất nhiều nhà đầu tư suy nghĩ “Xây nhà lên đó yến vào ở rồi thì cứ thế mà đợi đến ngày vào thu hoạch tổ thôi, yến nó đi ăn cả ngày tối về ngủ có gì phải chăm sóc.” Đến khi càng ngày sản lượng tổ yến thu hoạch không tăng mà còn giảm, lúc đó mới nhờ chúng tôi tư vấn.
Khi hỏi tình trạng môi trường trong nhà yến như thế nào? – Không biết. Thanh làm tổ có bị nấm mốc không? – Không biết. Nói chung là những gì liên quan đến bên trong nhà yến đều không nắm được. Khi chúng tôi vào thị sát thì thanh làm tổ nấm mốc, độ ẩm không đạt chuẩn, không khí không đối lưu, ánh sáng không đảm bảo, thiết bị nhà yến hư hỏng tự bao giờ, âm thanh lúc có lúc không …

Một trường hợp cũng thường gặp trong các nhà yến thất bại đó là  một số chủ đầu tư vì quá lo cho nhà yến khi có sự cố nên tự xử lý sự cố nhà yến mà không tư vấn các chuyên gia dẫn đến xử lý không đúng cách làm thay đổi môi trường trong nhà yến làm môi trường nhà nuôi yến không còn phù hợp nên yến bỏ đi.
Vì yến là loài rất kén chon môi trường sinh sống, chỉ ở và làm tổ những nơi có môi trường phù hợp, nếu chúng ta không thường xuyên theo dõi, xử lý ngay những sự cố trong nhà yến thì yến sẽ đi tìm một nơi khác có môi trường sống phù hợp để sinh sống.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi yến sào trong nhà để thành công

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply