Lấy tổ yến có ác không?

Anh chị đặt ra câu hỏi này chắc hẳn là đã đọc qua bài viết “cuộc đời đau thương của loài yến”. Hoặc đã từng nhìn thấy những hình ảnh dễ thương của tổ yến vào mùa sinh sản có trứng hoặc có chim non. Sau đó, đặt ra giả thuyết tổ yến là ngôi nhà của chúng, chúng cũng giống như con người: “có một ngôi nhà để sinh sống, sinh con và phát triển; nếu như lấy tổ của chúng thì làm chúng bơ vơ không nơi ở…”.

Chim Yến Non

Chim Yến Non

Vâng, nếu anh chị đọc bài “cuộc đời đau thương của loại yến” thì anh chị để ý đó là trước năm 75. Thời đó, có nhiều lý do mà người ta làm như vậy.

  • Như bài viết đó thì người dân còn đói, rất đói, rất nghèo mới ra vách đá lấy tổ.
  • Giá trị tổ yến lúc đó cũng quá lớn để thay đổi cuộc đời.
  • Ngày đó người ta chưa chú trọng vào gìn giữ và phát triển (chưa có hiểu biết).

Mỗi thời mỗi thế, chúng ta hồi nay cũng không thể trách người thời xưa đã làm những hành động đau lòng thế. Tuy nhiên, con người chúng ta đã ngày càng trở nên văn minh hơn, hiểu biết hơn. Đã có những nghiên cứu về loại yến, hiểu hơn về yến và đã có ý thức bảo vệ và giữ gìn.

Điều thứ 2 này mới quan trọng, nói lên vấn đề của hiện tại với việc lấy tổ yến:

– Yến Đảo: Yến này do nhà nước quản lý nên Tôi không bàn luận.

– Yến Nhà: Hầu hết những người sở hữu nhà nuôi yến hiện nay đều được kỹ thuật tư vấn để chăm sóc, phát triển bày đàn hoặc cũng đã tự tìm hiểu để biết cách chăm sóc và phát triển bày đàn cho nhà yến của mình.

Ai bỏ ra tiền tỉ cũng đều phải có ý thức bảo vệ tiền của mình phải không ạ?

Chim yến có tập tính là mỗi khi đến mùa sinh sản, chúng lại làm tổ mới để đẻ trứng và nuôi con. Khi chim con ra ràng thì chúng sẽ làm tổ mới vị trí khác hoặc làm chồng lên tổ cũ.

Chính vì vậy, nếu chúng ta khai thác tổ yến khi chim con đã bay đi thì đó không có gì là ác cả. Nếu ta không thu hoạch lấy tổ yến đó thì nó cũng bỏ, đó là một sự lãng phí dinh dưỡng.

Còn chuyện hái tổ khi tổ còn trứng hay có chim non thì khác gì họ tự đốt tiền tỉ của họ. Vì chim sẽ không tăng trưởng mà còn bỏ đi. Anh chị nghĩ người bỏ tiền tỉ ra để nuôi yến họ có dại dột vậy không?

Xem thêm: Có nên đầu tư nuôi yến không?

NHỮNG VẤN ĐỀ mà bà con đang SỢ khi XÂY NHÀ YẾN

Mỗi thời điểm sẽ có những hoàn cảnh khác nhau. Ngày 28/07/2019, trong bài viết này chúng tôi muốn chia thị trường xây dựng nhà nuôi yến thành 3 mốc quan trọng: Từ 2017 trở về trước; Bắt đầu năm 2018 đến tháng 3 năm 2019; Sau tháng 3 năm 2019.

Điều lo sợ khi xây nhà yến giai đoạn 2017 trở về trước

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” được nhóm nghiên cứu thực hiện từ năm 2011 đến tháng 07/2014. Ban chủ nhiệm cùng nhóm cộng sự đã phối hợp với nhiều địa phương trong nước nghiên cứu, thu thập đầy đủ các căn cứ khoa học làm cơ sở đề xuất quy hoạch nghề nuôi chim yến tại các tỉnh, thành có tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến. Tháng 12 năm 2014, Hội đồng Khoa học cấp nhà nước đã nghiệm thu đề tài, GS.TS Mai Đình Yên, Chủ tịch Hội đồng khoa học đánh giá: “Đề tài nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, có tính đại diện, xác thực, hợp lý; tác động tốt đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Công trình nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo định hướng bền vững.”

Theo số liệu điều tra của Đề tài nghiên cứu, số lượng nhà yến tại Việt Nam vào tháng 06/2014 có 30 tỉnh thành trên toàn quốc nuôi chim yến với tổng số lượng là 2.614 nhà yến: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Tháng 3/2017, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát cập nhật số lượng nhà yến trên 36 tỉnh thành có 5.069 nhà yến, tăng 2.455 nhà yến so với năm 2014. Trong đó, số lượng nhà yến tại Tiền Giang cao nhất với  697 nhà yến, Thành phố Hồ Chí Minh có 612 nhà yến và Kiên Giang 548 nhà yến. Đặc biệt, có thêm 3 tỉnh miền Bắc phát triển nghề nuôi chim yến so với năm 2014: Hải Phòng 27 nhà yến, Quảng Ninh 2 nhà yến, Ninh Bình 1 nhà yến và 2 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai 22 nhà yến, Kon Tum 12 nhà yến. Các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận đều phát triển trên 200 nhà yến.

STT Tỉnh Số lượng nhà yến

Tháng 03/ 2017

1 Hải Phòng 27
2 Quảng Ninh 2
3 Thanh Hóa 44
4 Ninh Bình 1
5 Nghệ An 5
6 Hà Tĩnh 4
7 Huế 34
8 Đà Nẵng 105
9 Quảng Nam 96
10 Quảng Ngãi 150
11 Bình Định 345
12 Phú Yên 209
13 Khánh Hòa 210
14 Ninh Thuận 294
15 Bình Thuận 96
16 Kon Tum 12
17 Gia Lai 22
18 Đắk Lắk 41
19 Lâm Đồng 37
20 Bình Phước 153
21 Bình Dương 127
22 Đồng Nai 312
23 Bà Rịa – Vũng Tàu 179
24 Tây Ninh 18
25 Long An 67
26 Bến Tre 34
27 Sóc Trăng 27
28 Bạc Liêu 252
29 Cà Mau 127
30 TP. Hồ Chí Minh 612
31 Tiền Giang 697
32 Trà Vinh 75
33 An Giang 45
34 Đồng Tháp 25
35 Kiên Giang 548
36 Cần Thơ 37
Tổng cộng              5.069
(Ths. Lê Hữu Hoàng, Ks. Lương Công Bình và cộng sự)

Như vậy là sau 2 năm 9 tháng thì số lượng nhà yến tăng 2.455 nhà (theo đề tài nghiên cứu cấp nhà nước).

Giai đoạn này thì bà con xây nhà yến chỉ có lo vấn đề về đất (địa điểm xây nhà yến), vốn và tìm kỹ thuật uy tín, có kinh nghiệm xây nhà yến là có thể yên tâm lượm lúa.

Điều lo sợ khi xây nhà yến giai đoạn cuối 2017 – 2018

Đây là giai đoạn “SỐT” của ngành xây nhà yến. Chúng tôi chưa bao giờ thấy ở khắp nơi từ báo đài, mạng xã hội, TV cho đến những tin truyền miệng về lợi nhuận khi nuôi chim lại nhiều đến như thế. Điều này làm cho bà con nông dân cảm thấy phát sốt và cố gắng tìm nguồn đầu tư xây nhà yến.

Tính riêng năm 2018, Công ty Yến Sào Nam Phú đã thi công hơn 200 căn nhà yến (chưa kể các công ty khác, cá nhân khác). Bà con có thấy tốc độ phát triển kinh hoàng chưa??

Giai đoạn này thì bà con đầu tư đa phần đều đi tìm hiểu:

  • Xây nhà yến cần địa điểm như nào
  • Xây nhà yến cần bao nhiêu tiền
  • Xây nhà yến bao nhiêu tổ thì thu hoạch
  • Xây nhà yến bao nhiêu lâu thì thu hồi vốn
  • ….

Bà con chỉ tìm hiểu để quản lý và vận hành nhà yến tốt chứ thực sự không thấy những điều đáng sợ khi xây nhà yến.

Điều bà con sợ duy nhất là gặp phải kỹ thuật dởm.

Điều lo sợ khi xây nhà yến giai đoạn 2019

Phần chính của bài viết nằm ở đây bà con ạ.

Bởi vì năm 2018 nhà yến phát triển nhanh quá, nhu cầu làm nhà yến cũng phải gọi là “quá quá quá nhiều luôn”. Chính vì thế, lúc này xây nhà yến được coi là miếng bánh ngon của những người làm kỹ thuật.

Trước tình trạng này thì có rất nhiều kỹ thuật đang học nghề hoặc mới bắt đầu tìm hiểu nghề trên lý thuyết cũng đi tìm khách có nhu cầu để “múa mép” nhận công trình kiếm lời.

Thực tế là VÌ HAM RẺ nên RẤT NHIỀU NGƯỜI DÍNH CHƯỞNG của các kỹ thuật học việc và thời vụ.

  • Gỗ đóng thưa, gỗ rẻ tiền sau một thời bị mốc, mọt…..
  • Loa dởm, loa lắp quá ít
  • Amply dùng loại dởm sau mấy tháng bị cháy
  • Âm sử dụng âm chia sẻ trên mạng miễn phí mà không hiểu về dùng âm.
  • Khóa cửa nhà yến không cho chủ nhà vô nghiệm thu, quản lý.
  • Không bảo hành, bảo trì khi nhà yến bị sự cố.
  • Nhà yến bị thất bại.

Theo một số thông tin (chưa được kiểm chứng) tính đến khoảng đầu năm 2019 cả nước đã có khoảng 11.000 căn nhà yến với sản lượng tổ yến khoảng 90 tấn và hiện tại trào lưu xây dựng nhà yến ở nhiều địa phương vẫn còn đang phát triển mạnh.

Năm 2019 thì bà con đầu tư nhà yến bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn và cũng như là đón nhận được nhiều những pha BÓC PHỐT của các gia chủ nhiều hơn nên càng trở nên cẩn thận.

Một số điều chủ chốt mà bà con luôn quan tâm khi xây nhà yến ở thời điểm này:

Thứ nhất là tham khảo:

Đã đi vào thành thói quen, điều ảnh hưởng đến quyết định của bà con lớn nhất lúc nào cũng là giá. Chính điều này đã khiến nhiều ba con quay đi mắc núi, trở lại mắc sông. Đặc biệt là những bà con không có đủ vốn, phải vay thêm vốn từ ngân hàng. Không may bà con ham rẻ mà gặp phải kỹ thuật dởm thì không biết bà con lấy tiền đâu mà trả nợ ngân hàng? Khi mà nhà yến không chim, tiền sửa chữa lại cũng không có?

Chính vậy, chúng tôi khuyên bà con rằng “giá chỉ là 1 phần, hãy coi những gì kỹ thuật họ đã làm” – tham khảo một số công trình địa phương hoặc lân cận mà kỹ thuật họ đã làm. Tốt nhất là bà con hãy tới tận nơi công trình đó để xem.

Bà con có thể chấp nhận giá cao hơn 1 tý nhưng mà có được một nhà ngon ngẻ, thành công sẽ là lựa chọn tuyệt vời.

Thứ 2 mức độ thành công:

Nhà cũ thành công những nhà mới tại thời điểm hiện tại thì như nào?

Hãy hỏi xem kỹ thuật nhà yến họ cam kết thành công mức độ như nào với khả năng đầu tư của bà con.

Bà con nên tính kỹ trước khi quyết định đầu tư xây dựng nhà yến. Vì thời điểm này, để xây dựng một nhà yến thành công NHANH thật không còn dễ như năm 2018 trở về trước nữa.

Một thực tại mà Yến Sào Nam Phú muốn nói đó chính là tình hình nhà yến chậm chim đang rất nhiều. Nên nếu bà con có 80% số vốn đầu tư trở lên thì hãy xây nhà yến.

Xây nhà yến là bà con phải xác định ngay từ đầu là kênh đầu tư dài hạn cho mình (tuổi 40 trở về), cho con cháu (tuổi 40 trở đi). Bởi vì, thời gian thu hồi vốn ở thời điểm hiện tại chúng tôi dự tính phải mất 8 – 10 năm tùy theo tình hình thực trạng của mỗi vùng. (Khoảng thời gian này là chúng tôi đã tính đến khả năng sinh lời của đất qua mỗi năm, lãi suất gửi tiết kiệm số tiền đầu tư, công quản lý, điện nước,….vv). Cho nên bà con cũng không hẳn phải lo về tiền duy trì nhà yến hoạt động. Nó chỉ là hơi chậm thôi chứ vẫn còn là một kênh đầu tư tiềm năng.

Thứ 3 bảo trì bảo dưỡng:

Năm 2018, tình trạng kỹ thuật “mùa vụ” sinh ra quá nhiều nên tình trạng nhà yến bị hư hỏng bà con gọi kỹ thuật đến thay thế rất khó.

Điều bà con lo lắng là bởi vì bà con làm nông hoặc làm công việc khác, đâu có rành về điện nước hay kỹ thuật nhà yến mà thay tháo mà điều chỉnh. Trong khi đó, nhà yến có rất nhiều nguy cơ rủi ro xảy ra khi vận hành dẫn dụ: tình trạng thiên địch, thiết bị bị lỗi kỹ thuật, thiết bị không hoạt động, chim không ở lại,….Thì điều mà bà con cần ở kỹ thuật là chính sách tốt, thực hiện tốt. Khi mà bà con cần, bà con gọi là kỹ thuật phải sắp xếp tới trong vòng 48h – 72h.

Đáp ứng điều kiện này thì chỉ có công ty thi công nhà yến chuyên nghiệp, uy tín, tận tâm với nghề.

Thứ 4 sau bảo hành:

Điều cuối cùng mà ba con lo lắng là “đưa con bỏ chợ” khi hết bảo hành. Nhà yến cũng giống như những sản phẩm khác, sau khi hết bảo hành thì thường có những hư hỏng vặt xảy ra: thiên địch ai lo, loa hỏng ai thay, tường thấm ai chống, gỗ cần thay những chỗ đến tuổi thay thì sao,…rất rất nhiều vấn đề lặt vặt nhỏ nhỏ khác. Thực sự, nếu bà con gọi một đơn vị khác thì rất khó, vì nó quá ít và không bõ công họ đến xử lý.

Chính vì vậy, bà con cần một đơn vị có UY TÍN và thực hiện các cam kết trên hợp đồng để xử lý các vấn đề sau bảo hành nếu có cho bà con.

Yến Sào Nam Phú cam kết mang lại sự hài lòng cho bà con

Nếu bà con đang cần một đơn vị thi công nhà yến chuyên nghiệp, trách nhiệm, uy tín, tận tâm, đáp ứng các yêu cầu trên thì Yến Sào Nam Phú chắc chắn là đơn vị mà bà con có thể đặt niềm tin.

Yến Sào Nam Phú thi công nhà yến chuyên nghiệp từ năm 2013 đến nay, chúng tôi đang sở hữu 5 nhà yến và thi công được hơn 600 căn nhà yến cho bà con trải dài từ Miền Trung- Tây Nguyên đến các tỉnh Nam Bộ và Miền Tây.

Yến Sào Nam Phú với hơn 5 năm kinh nghiệm thi công nhà yến, chắc chắn sẽ mang lại cho bà con một nhà yến Thành Công với chi phí hợp lý.
Nếu Bà Con cần xây nhà yến.
Hãy gọi 0976.746.368 (Tuấn Anh) sẽ tư vấn cho bà con hoàn toàn miễn phí.
Công ty Yến Sào Nam Phú
38 QL13, KP5, Chơn Thành, Bình Phước
Website: https://xaynhayengiare.com

Có nên đầu tư nuôi yến không?

Hiện nay, phân loài chim yến này được phân bố ở hầu hết các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ.Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng.

Đầu tư nuôi yến hết khoảng bao nhiêu tiền?

Số tiền đầu tư nuôi yến bao gồm tiền xây nhà yến và mua thiết bị nhà yến.

Nhà nuôi yến 4 tầng ở Bình Phước

Nhà nuôi yến 4 tầng ở Bình Phước

Trong đó: tiền xây nhà yến có tiết kiệm hay không thì phụ thuộc vào mô hình nhà yến mà anh chị lựa chọn.

  • Nhà yến kết hợp cùng nhà ở: Nếu anh chị xây nhà yến nâng cấp từ nhà ở của anh chị thì tiết kiệm được tiền móng nhà. Tuy nhiên, diện tích nuôi chim yến bị giới hạn.
  • Nhà yến 2 tầng hay 3 tầng? – Số tiền đầu tư phụ thuộc vào lựa chọn số tầng nhà yến. Không chỉ là phần thô mà còn phần thiết bị nhà yến cho tầng đó.
  • Xây nhà yến tiền chế: Số tiền xây nhà yến tiền chế không ít hơn số tiền xây nhà yến kiên cố là bao nhiêu. Trong khi đó, đầu tư nuôi yến là đầu tư dài hạn nên chúng tôi khuyên anh chị nên làm kiên cố luôn.

Một phần là như thế, còn nhiều yếu tố khác phải dựa trên sự quyết định của anh chị để chúng tôi hạch toán ra chi phí xây nhà nuôi yến một cách chính xác. Anh chị có thể liên hệ 0976.746.368 (Tuấn Anh) để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Xây nhà nuôi yến bao lâu thì thu hồi vốn?

Thời gian thu hồi vốn bao lâu phụ thuộc vào vùng chim yến, sự cạnh tranh của nhà yến, kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến và kỹ thuật nuôi chim yến.

Nhà Yến Nam Phú mất 3.5 năm thu hồi vốn

Nhà Yến Nam Phú mất 3.5 năm thu hồi vốn

Như vậy, có những nhà yến có thời gian thu hồi vốn nhanh, cũng có những nhà yến thất bại là không bao giờ thu hồi được vốn. Theo như kinh nghiệm của cty Yến Sào Nam Phú, nhà yến Yến Sào Nam Phú 1 mất 3.5 năm để thu hồi vốn, một số công trình yến sào Nam Phú mất thời gian khoảng 5 năm để thu hồi vốn và cũng có những công trình dao động 5 – 7 năm để thu hồi vốn vì phụ thuộc vào vùng chim, sự cạnh trạnh của nhà yến trong vùng.

Như vậy, thời gian thu hồi vốn cũng giống như thời gian trồng cây công nghiệp. Khoảng thời gian cũng không hẳn là ngắn và cũng không hẳn là dài. Để biết sát hơn về thời gian thu hồi vốn khi nuôi chim yến. Hãy gọi 0976.746.368 (Tuấn Anh) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Có nên đầu tư nuôi chim yến hay không?

Đầu tư nuôi chim yến hay không, không ai dám quyết định thay bạn là CÓ – KHÔNG. Sự quyết định phụ thuộc vào chính bạn.

Chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn rằng vùng bạn định xây yến liệu có khả thi không, số tiền bạn đầu tư liệu có đủ để thực hiện mô hình nhà yến bạn mong muốn hay không,…Từ đó, bạn sẽ có thể trả lời được rằng liệu bạn có nên đầu tư nuôi chim yến hay không.

Như Yến Sào Nam Phú hiện nay, chúng tôi đang xây nhà yến thứ 5, mục tiêu của chúng tôi có thể là xây nhà Yến Nam Phú thứ 6 vào năm 2016 hoặc 2017. Chúng tôi thấy rằng đầu tư nuôi yến rất nên, chúng tôi yêu nghề nuôi yến và chắc chắn sẽ đầu tư nuôi yến trong thời gian rất rất dài nữa.

Nếu bạn có đầy đủ những điều kiện tốt như: diện tích đất đủ điều kiện, vùng chim tốt, một số tiền đủ xây phần thô – nhưng không đủ tiền làm kỹ thuật. Bạn có thể hợp tác với chúng tôi để cùng xây nhà nuôi yến và thu hoạch tổ yến lâu dài.

Nếu bạn cảm thấy bạn đầy đủ điều kiện địa lý, tài chính,…thì bạn nên tự thi công và thu hoạch chứ không nên chung với ai đó (Nó ảnh hướng rất lớn đến những quyết định của bạn).

Nếu bạn đã có quyết định đầu tư vào yến. Hãy gọi 0976.746.368 (Tuấn Anh) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:

Quà trình hình thành tổ yến

Hầu hết mọi người hiện này đều nghe đến tác dụng và lợi ích tuyệt với của yến sào với sức khỏe con người. Tổ yến sào có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, kéo dài tuổi thanh xuân và tăng cường khả năng đàn ông,…Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về quá trình hình thành của tổ yến đó là như thế nào. Chính vì vậy, trong bài này Yến Sào Nam Phú sẽ giới thiệu cho các bạn biết về quá trình hình thành tổ yến của loài chim yến.

1. Thành phần tạo nên tổ yến

Tổ yến được tạo nên từ dịch tiết ra từ miệng chim Yến hay còn gọi là nước bọt của con chim Yến chứ không phải xây bằng cây cỏ, rêu, lá, lông chim như những loài chim khác. Khi nước bọt của chim Yến khô cứng lại, chúng sẽ hình thành tổ rất vững chắc. Như vậy, thành phần chính tạo nên tổ yến đó là nước bọt của chim Yến.

2. Cách làm tổ của chim Yến

– Vị trí xây tổ:

Khi bước vào mùa làm tổ, chim Yến bắt đầu tìm vị trí để xây tổ. Vị trí xây tổ có quyết định đến sự vững chắc của tổ yến nên chim Yến thường tìm những vị trí an toàn để xây tổ và vị trí này sẽ cố định trong nhiều năm, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.

– Quá trình làm tổ yến:

Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình, chim Yến cứ liên tục đẩy nước bọt ra ngoài và quẹt qua quẹt lại như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại. Điều đặc biệt là việc tiết nước bọt của chim Yến không dễ dàng gì mà chúng phải xù lông, nhắm mắt, rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách, đó là lý do vì sao mà giá trị dinh dưỡng của tổ yến rất cao. Và cùng chính vì trong quá trình tiết nước bọt, chim Yến phải xù lông lên, đạp cánh nên đôi khi có lông chim Yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô lại, vì thế nên có loại tổ yến thô còn lông chim Yến.

Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến.

Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, tổ yến được hình thành với độ lớn đủ lớn thì chim Yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ rồi chim Yến nhảy lên vách hay mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng. Nếu bạn nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì chứng tỏ chim Yến sắp đẻ trứng.

Xem thêm: Nhà yến bao nhiêu tổ thì khai thác

3. Hình dáng tổ yến

Tổ yến thông thường có hình dạng như nửa chén trà úp và được dính vào thành hang đá (nếu là yến tự nhiên ngoài biển đảo) và thành nhà yến (nếu nuôi yến trong nhà do mình thiết kế).

Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được tạo nên từ nước bọt của chim Yến, chúng kết dính lại với nhau và tạo thành tổ yến.

Có những tổ yến cao, có kích thước lớn đó là do sau khi chim Yến đẻ trứng, chim Yến vẫn tiếp tục làm tổ cao thêm 1-2cm nữa, vì thế với những tổ yến già thường có kích thước lớn hơn so với những tổ yến được thu hoạch từ sớm.

Về sau thì tổ yến sào sẽ càng nhỏ dần ở những lần xây tổ tiếp theo. Tổ yến có các màu trắng, màu hồng, màu đỏ hay còn gọi là huyết yến. Tổ yến có rất nhiều loại khác nhau, vì thế khi mua tổ yến các bạn cần phải biết cách nhận biết sự khác nhau giữa các loại tổ yến đồng thời chọn đúng loại tổ yến chính hãng.

Xem thêm: Dịch vụ xây dựng nhà yến giá rẻ

Nhà yến bao nhiêu tổ thì khai thác được?

Thu hoạch tổ yến là một trong những việc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tăng đàn, sản lượng tổ và khả năng thành công của nhà yến. Chính vì vậy, khi hái tổ yến người ta thường tìm hiểu về: “cách hái tổ yến, nhà yến bao nhiêu tổ thì khai thác, khai thác tổ vào thời gian nào là tốt nhất,…. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật khai thác tổ yến để trả lời những câu hỏi này.

Nhà yến bao nhiêu tổ thì khai thác được?

Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này. Cũng chính vì thế mà câu trả lời cho câu hỏi này cũng không đảm bảo được 100% độ chính xác, chúng tôi chỉ trả lời theo kinh nghiệm của chúng tôi tích lũy được và cảm thấy nó thực sự có hiệu quả cho nhà yến.

Theo như kinh nghiệm của chúng tôi thì nhà yến khi đạt 150 tổ có thể thu lai rai một vài tổ để ăn. Tuy nhiên, tốt nhất thì năm đầu tiên chúng ta không nên thu hoạch tổ yến. Sau 1 năm, chúng ta có thể thu hoạch 3 tháng 1 lần. Sau 2 năm thì nhà yến của chúng ta có thể thu hoạch 1 tháng 1 lần. (Áp dụng với nhà yến thành công).

Nhà yến thất bại, hãy tham khảo: Dịch vụ sửa chữa bảo trì nhà yến

Một số phương pháp khai thác tổ yến tham khảo

Cách 1: Phương pháp thu hoạch tổ yến khi yến đẻ được 2 quả trứng:

Phương pháp thu hoạch tổ yến khi yến đẻ được 2 quả trứng trong tổ giúp bạn có thể thi hoạch được tổ yến 4 lần/ năm. Tuy nhiên, bạn không nên thu hoạch tổ yến khi mà yến mới đẻ được 1 quả trứng trong tổ vì chúng sẽ gây phiền hà và rắc rối cho yến mái khi mà muốn đẻ quả trứng thứ 2.
Ưu điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là tổ yến có sự hoàn thành hơn về mặt cấu trúc, đồng thời tổ yến cũng dày hơn và chất lượng hơn. Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến nuôi trong nhà của người nuôi yến sẽ bị giảm đi vì không có trứng đẻ nở ra những con chim yến non.

Cách 2: Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi chim yến đẻ trứng:

Nhiều người nuôi chim yến cho rằng, phương pháp thu hoạch tổ yến là cả một nghệ thuật. Nếu như người nuôi yến biết và hiểu rõ các phương pháp thu hoạch tổ yến thì bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể tăng số lượng tổ yến một cách đáng kể.
Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi chim yến đẻ trứng là cách làm phổ biến và tối ưu nhất hiện nay. Lý do mà phương pháp thu hoạch tổ yến này được ưa chuộng là do lúc này tổ yến sẽ sạch sẽ và không có bụi, lông hay phân yến…. Đồng thời, lúc này do thời gian xử lý ngắn nên nếu yến thấy tổ của mình bị mất sẽ ngay lập tức xây lại tổ mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là tổ yến được thu hoạch sẽ nhẹ hơn do lượng nước bọt mà chim yến tiết ra sẽ ít hơn. Đặc biệt, do phải tiết ra một lượng lớn nước bọt để xây tổ mới nên sức khỏe lúc này của loài chim yến cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là những con chim yến mái không có tổ để đẻ trứng.

Cách 3: Phương pháp thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ

Đây là phương pháp thu hoạch tổ yến có thể được áp dụng cho cả yến nuôi ngoài đảo và yến nuôi trong nhà. Ưu điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là số lượng yến trong nhà của bạn sẽ tăng lên vì chứa một lượng lớn những chú chim non và chúng sẽ tiếp tục xây nên các tổ mới.
Nhược điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là tổ yến sau khi được thu hoạch sẽ rất bẩn vì chứa nhiều lông, phân chim và thức ăn của yến, người mua phải rất vất vả để lọc ra tổ yến. Vì thế, chất lượng của tổ yến cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Như vậy là chúng ta đã được biết đến 3 cách khai thác tổ yến được mọi người áp dụng. Bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp cho phù hợp với mục tiêu của bạn.

Xem thêm: Nuôi yến trong nhà cấp 4 có được không? Điều kiện nào để thành công?

Nhà yến cần sửa chữa hãy gọi “dịch vụ sửa chữa nhà yến chuyên nghiệp“.

Kích thước tiêu chuẩn của nhà nuôi yến

Do đặc tính của chim yến thích làm tổ trong những hang động có diện tích rộng nên các nhà chim có năng suất cao thường có kích thước từ 10 -15m đến 10 – 20m, tức mặt bằng khoảng 150 – 200m, nhà chim có thể to hoặc nhỏ thơn chút ít, nhưng phải tìm cách tăng sức chứa chim ở trong phòng, như chia nhà thành một số tầng (có thể 3 – 5 tầng)

Theo các điều tra cơ bản, chim yến thích làm tổ và cho các sản lượng cao ở các hang động có diện tích lớn. Hang có diện tích khoảng 200m2 bình quân yến làm tổ 54 tổ/ m2/ năm, 500m2 mật độ ẩm bình quân 163 tổ/m2/năm. Các hàng có diện tích nhỏ hơn 80m2 đều cho sản lượng thấp

Với một miếng đất hẹp 4 * 16m hoặc 4 *20m cũng có thể xây nhà yến. Trong trường hợp đó có thể chia thành 4 – 5 phòng (4 x4m) với phòng đầu tiên là phòng lượn. Tuy nhiên, chia phòng 4 * 8m thì tốt hơn.

Trên thực tế Việt Nam, các nhà chim yến xây dựng với mặt bằng diện tích 5 – 6m x 20m , với chiều cao 3 tầng có kết quả rất tốt.

Kích thước phòng lượn cho chim yến

Nhà yến thường được thiết kế chia thành nhiều phòng, có phòng bay lượn cho chim, kích thước tối thiểu cho phòng lượn là 5x5m, kích thước ô thông giữa các tầng tối thiểu là 4x4m.

Kích thước phòng làm tổ cho chim yến

Đối với phòng làm tổ, bạn cũng có thể sử dụng lại kích thước trên. 4m x 4m là tối thiểu. Nếu bạn muốn phòng to hơn thì nên gộp nhiều phòng 4m x 4m lại. Vẫn phải đảm bảo rằng không có vật cản nào trên đường bay của chúng.

Chiều cao lý tưởng của trần nhà yến

Chiều cao lý tưởng thường từ 2.7m trở lên. Vì khi chim yến bay, chúng cần “rơi” khỏi thanh làm tổ trước khi bay lên. Khoảng cách để chim yến có thể “rơi” được là 2.1m. Cho nên, nếu trần nhà quá thấp, lũ chim sẽ gặp khó khăn khi bay.

Một điều rất dễ nhận biết là đối với ngôi nhà nhiều tầng thì tầng dưới luôn mát hơn tầng trên. Cho nên, để làm mát tầng trên cùng, bạn cần làm trần nhà cao hơn, thường khoảng 0.5m so với các tầng dưới.

Nhà yến xây nhiều tầng thì tầng trệt và tầng một chỉ nên cao 3 m, các tầng hai tầng ba nên cao 3,5-3,7 m Thời gian ánh nắng mặt trời chiếu vào các tầng ở trên cao sẽ dài hơn nên nhiệt độ ở các phòng trong tầng này nóng hơn. Xây cao để thông thoáng không khí luân chuyển nhanh giúp giảm thiểu tác động của ánh nắng chiếu vào làm ảnh hưởng đến nhiệt độ trong phòng.

Xem thêm: Nguyên nhân nhà yến thất bại

Nguyên nhân nào làm nhà yến của bạn thất bại?

1/ Thứ nhất: vùng xây dựng nhà yến điều kiện tự nhiên chưa phù hợp.

Chim yến là loài chim đòi hỏi điều kiện sinh sống khá khắt khe. Chúng thích bay lượn, kiếm ăn ở những nơi có mặt nước thoáng, có cây thấp cây cao, có nhiều côn trùng,…Tại các vùng gần biển, hạ lưu các dòng sông, đầm phá, ao hồ nhiều,… chúng ta thấy nhiều chim bay lượn kiếm ăn suốt ngày trên không trung, nếu người nuôi có được điều kiện như vậy thì thành công cao hơn, nhà có nhiều chim vào hơn.

Ngược lại, những nơi khô cằn, điều kiện tự nhiên không phù hợp thì dù bạn có dùng thiết bị dẫn dụ, gọi chim một thời gian lâu chim mới xuất hiện và khả năng phát triển đàn của nhà yến đó không cao. Bởi vì, dụ được một cặp cặp yến vào nhà, thì phải mấy tháng sau con chim này mới sinh sản. Một năm 1 cặp chim chỉ sinh sản 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 trứng. Như vậy 1 cặp chim tối đa sẽ sinh sản 3-6 con/ năm. Vậy nếu chỉ dựa vào dụ được một số con và ở lại thì nhà nhà yến này bao giờ mới hoàn vốn? Chính vì thế, việc khảo sát kỹ lưỡng và chọn lựa một môi trường phù hợp để nuôi chim yến là không đơn giản, rất cần đến những kinh nghiệm thực tế.

2/ Thứ hai, nuôi yến mà không hiểu yến và chọn sai kỹ thuật tư vấn

Khi nuôi chim yến phải quan sát cho rõ tập tính sống, đặc điểm sinh học, mật độ đàn của con chim trong vùng mình định nuôi. Đó là chưa nói đến loài này yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sự thông thoáng, kết cấu kiến trúc, không gian bay lượn, nguồn thức ăn, … như thế nào là phù hợp để từ đó thiết kế một ngôi nhà hợp tiêu chuẩn. Hiểu được chúng sẽ giúp người đầu tư chỉnh sửa ngôi nhà yến của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Do đó một số người vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã “tự thiết kế” và “tự sáng tạo kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến”. Cũng có một số nhà đầu tư đã “tin nhầm người” khi chọn các cá nhân, công ty không đủ năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng nhà yến thi công (thường chi phí cũng thấp).
Điều này dẫn đến một hệ lụy rất lớn, nói đúng hơn là “Thất bại toàn tập”.

3/ Công nghệ – thiết bị nuôi yến.

Không giống như những loài vật nuôi khác, chim yến rất kén chọn môi trường sinh sống. Một môi trường được coi là phù hợp với chim yến phải đảm bảo về ánh sáng, độ ẩm, đối lưu không khí, mùi trong nhà yến. Vì vậy nếu các chủ đầu tư không đáp ứng được môi trường sinh sống phù hợp thì Yến sẽ “đến rồi đi, và đã đi mà không hẹn ngày quay lại”.
Vì một lý do nào đó (tiết kiệm chi phí/ tin nhầm người/ không tìm hiểu rõ về công năng, kỹ thuật lắp ráp) mà chủ đầu tư chọn nhà cung cấp thiết bị nhà yến không có kinh nghiệm, kỹ thuật, tiêu chuẩn nhà nuôi yến.
Nếu chưa am hiểu về đặc tính sinh sống, thói quen của chim yến sẽ dẫn đến sử dụng thiết bị, áp dụng công nghệ trong nhà yến không hợp lý dẫn đến không thu hút được yến và ở và làm tổ.

4/Chăm sóc nhà Yến

Rất nhiều nhà đầu tư suy nghĩ “Xây nhà lên đó yến vào ở rồi thì cứ thế mà đợi đến ngày vào thu hoạch tổ thôi, yến nó đi ăn cả ngày tối về ngủ có gì phải chăm sóc.” Đến khi càng ngày sản lượng tổ yến thu hoạch không tăng mà còn giảm, lúc đó mới nhờ chúng tôi tư vấn.
Khi hỏi tình trạng môi trường trong nhà yến như thế nào? – Không biết. Thanh làm tổ có bị nấm mốc không? – Không biết. Nói chung là những gì liên quan đến bên trong nhà yến đều không nắm được. Khi chúng tôi vào thị sát thì thanh làm tổ nấm mốc, độ ẩm không đạt chuẩn, không khí không đối lưu, ánh sáng không đảm bảo, thiết bị nhà yến hư hỏng tự bao giờ, âm thanh lúc có lúc không …

Một trường hợp cũng thường gặp trong các nhà yến thất bại đó là  một số chủ đầu tư vì quá lo cho nhà yến khi có sự cố nên tự xử lý sự cố nhà yến mà không tư vấn các chuyên gia dẫn đến xử lý không đúng cách làm thay đổi môi trường trong nhà yến làm môi trường nhà nuôi yến không còn phù hợp nên yến bỏ đi.
Vì yến là loài rất kén chon môi trường sinh sống, chỉ ở và làm tổ những nơi có môi trường phù hợp, nếu chúng ta không thường xuyên theo dõi, xử lý ngay những sự cố trong nhà yến thì yến sẽ đi tìm một nơi khác có môi trường sống phù hợp để sinh sống.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi yến sào trong nhà để thành công

Thêm một nhà nuôi yến thành công tại Gò Công Tây Tiền Giang

Nhắc đến nghề nuôi chim yến trong nhà, nhiều người nghĩ đến ông Trần Văn Thiết (tên thường gọi là ông Mười Thiết), bởi không chỉ có thâm niên mà ông còn có nhiều nhà nuôi chim yến (gọi tắt là nhà yến) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trần Văn Thiết bên khu vực nuôi chim yến đang xây dựng.

Ông Trần Văn Thiết bên khu vực nuôi chim yến đang xây dựng.

Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi tìm về trang trại nuôi chim yến của ông Mười Thiết. Ông Mười Thiết gắn bó với nghề nuôi chim yến vào những năm 1980 tại xã Long Bình, huyện Gò Công Tây và trở thành một trong những người có số lượng nhà yến lớn nhất của tỉnh. Với số lượng nhà yến hiện có, ông Mười Thiết có thể thu hoạch trung bình mỗi tháng gần 20 kg tổ yến. “Sau thời gian chững lại, nhìn chung phong trào xây dựng nhà yến đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Dĩ nhiên, nghề nuôi chim yến có mang lại hiệu quả kinh tế nên nhiều ngôi nhà mới được xây dựng”- ông Mười Thiết cho biết.

Xem thêm: Dịch vụ xây nhà nuôi yến giá rẻ

Hàng chục năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, ông Mười Thiết hiểu rất rõ cách thức xây dựng, thời điểm ra đàn và những đặc tính của chim yến. Theo ông Mười Thiết, việc xây dựng nhà và “chiêu dụ” chim yến vào nhà ở cũng phải dựa vào kinh nghiệm. Đặc biệt, việc mở máy phát âm thanh để “chiêu dụ” chim yến vào ở phải được thực hiện ngay thời điểm chim yến ra đàn, nếu không số lượng chim yến vào ở rất ít và hiệu quả mang lại sẽ không cao. Chưa kể, xây dựng nhà dẫn dụ chim yến vào ở đã khó, việc tạo môi trường cho chim yến “sinh sôi nảy nở” lại càng khó hơn;  bởi sự thành công của người nuôi chim yến được quyết định vào tốc độ tăng đàn trong ngôi nhà yến của mình. Chim yến ở nhiều, sinh sản nhanh thì có nhiều tổ yến; điều này cần khoảng thời gian khá dài nên những người có vốn ít, cầm cự thời gian lâu rất dễ bỏ cuộc. Kinh nghiệm cho thấy, nếu nhà yến được xây ở khu vực có chim yến ở đông có thể 7 năm thu hồi vốn, còn nơi ít chim yến phải mất khoảng 10 năm mới có thể hoàn vốn. Bao nhiêu năm gắn bó với nghề, ông Mười Thiết nghiệm ra rằng, nghề nuôi chim yến giống như “xây mỏ vàng trắng”. Nghề này cần vốn đầu tư rất lớn và đến khi có sản phẩm rồi thì cho lãi cũng rất cao. “Quy mô xây dựng nhà yến tùy thuộc vào túi tiền của mỗi hộ nuôi, nhưng ít nhất cũng phải lên “2 tấm”; bởi khi có yến vào ở thì chủ nhà không thể xây cao thêm vì nếu xây sẽ làm động, chim yến bỏ đi. Chưa kể, chủ nhà phải tính toán làm sao để dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết”- ông Mười Thiết cho biết.

Theo kinh nghiệm của ông Mười Thiết, từ khi yến làm tổ đến khai thác mất thời gian khoảng 4 tháng, nhưng thông thường tổ yến được thu hoạch theo dạng cuốn chiếu, khoảng 10 ngày một đợt. Hiện nay, giá bán tổ yến trên thị trường cũng tương đối “mềm” hơn, chỉ dao động từ 13 – 14 triệu đồng/kg loại tươi mới thu hoạch; còn tổ yến được phân loại có giá từ 18 – 19 triệu đồng/kg (loại xô), 22 triệu đồng/kg loại I và 32 triệu đồng/kg loại tổ yến đã qua sơ chế. “Giá bán hiện tại đã thấp hơn rất nhiều so với trước đây (trước đây loại tổ yến đã qua sơ chế sạch lông được bán với giá 58 triệu đồng/kg). Giá bán xuống thấp phần lớn là do ảnh hưởng của tổ yến ngoại nhập, nhất là hàng của Thái Lan, Malaysia. Tuy nhiên, trên thị trường rất khó phân biệt yến của Việt Nam hay yến ngoại nhập, chỉ có những người trong nghề, kinh nghiệm lâu năm mới có thể phân biệt được”- ông Mười Thiết cho biết.

Không chỉ xây dựng khu liên hợp nhà yến ở xã Long Bình, ông Mười Thiết còn đầu tư cơ sở sơ chế yến sào tại TX. Gò Công và đăng ký nhãn hiệu Yến sào thiên nhiên Mười Thiết. Theo ông Mười Thiết, tổ yến có 2 màu. Tổ yến màu trắng như thường thấy gọi là yến quan, loại này rất phổ biến. Riêng yến huyết thì rất hiếm gặp và vì hiếm nên giá yến loại này cũng rất cao, giá có thể gấp rưỡi tổ yến bình thường. Tổ yến tuy đắt tiền nhưng rất nhẹ, mỗi tổ thường nặng khoảng 7 – 8 gram, có số ít tổ trên 10 gram…

Nguồn: NHÓM PV KINH TẾ

Xem thêm: Xây nhà nuôi yến bao lâu thu hồi vốn được?

Xây nhà nuôi yến bao lâu thu hồi vốn được?

Để tình thời gian thu hồi vốn thì ai cũng biết rằng: số tiền bỏ ra ban đầu + chi phí hàng tháng = số tiền thu vào từ nhà yến. Thời điểm 2 số tiền này bằng nhau thi được gọi là thời điểm thu hồi vốn.

Đầu tư một nhà yến, ít nhất sau 8 năm hoạt động thì mới có khả năng thu hồi vốn, trong quá trình hoạt động thì phải chi phí nhân viên, khấu hao, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, chi phí marketing… với lượng chim ở trên 60% công suất thiết kế thì mới đạt điểm hòa vốn. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì công suất bình quân trên 60% thì không phải nhiều nhà nuôi yến có thể đạt được. Dưới 60% coi như là toi cơm. Sau 8 năm nếu hoạt động tốt thì thu hồi vốn và có được phần lời là cái nhà yến cũ kỹ, muốn đón chim tốt như ngày đầu thì phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ.

Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa bảo trì nhà yến giá rẻ

Đầu tư một nhà yến, ngoài số tiền bỏ ra ban đầu bạn hầu như không tốn thêm nhiều chi phí. Năm đầu tiên thì bên tư vấn kỹ thuật đã bao trọn gói từ bảo trì bảo hành đến mùi bầy đàn, qua năm thì 2 thì nhà yến đã có lượng chim tương đối ổn định, khi đó chẳng cần thêm mùi mẫm làm gì hoặc kỹ thuật sẵn sàng cung cấp thêm cho bầy đàn được tăng nhanh chóng. Chi phí hàng tháng của chủ nhà chỉ là điện và nước, bình quân khoảng 200k/ tháng, con số quá nhỏ bé.

Thông thường, sau 1 năm thì nhà yến bắt đầu cho thu hoạch nhưng chưa nhiều. Qua năm thứ 2 sẽ bắt đầu cho thu hoạch đều. Sau năm thứ 3 sẽ cho thu nhập cao. Qua thực tế, những nhà yến hoạt động tốt đều đạt thu hoạch tối thiểu hàng tháng từ 1 kg đến 3 kg sau 3 năm. Mỗi năm tiếp theo, sản lượng yến thu hoạch tăng từ 50% đến 100%. Ngôi nhà yến thành công sau 5 năm đầu tư cho chủ nhà thu hoạch nhà yến bình quân hàng tháng trên 5 kg là điều bình thường nếu bạn làm đúng kỹ thuật.

Với mức giá bán ra bình quân 30 triệu đồng/kg, thu nhập hàng tháng từ 1 nhà yến thành công là một con số không hề nhỏ.

Như vậy, nếu nhà yến được xây ở khu vực có chim yến ở đông có thể 7 năm thu hồi vốn, còn nơi ít chim yến phải mất khoảng 10 năm mới có thể hoàn vốn.

Xem thêm: Xây nhà nuôi yến bao nhiêu tiền? giá cả thế nào? chi phí ra sao?

Nuôi yến trong nhà cấp 4 có được không? Điều kiện nào để thành công?

Kiến trúc nhà nuôi yến 2 tầng hay 3 tầng là kiến trúc phổ biến được nhiều gia đình nuôi yến lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiềm lực kinh tế mạnh để đầu tư ngay từ đầu một nhà yến 2 – 3 tầng. Nhưng vì đam mê, vì yêu chim nên nhiều người vẫn mày mò và tự hỏi “nuôi chim yến trong nhà cấp 4 có được không”, “nhà cấp 4 như nào thì nuôi được chim yến?”,..Trong bài viết này, Xaynhayengiare sẽ trả lời cho các anh chị về điều thắc mắc này.

Điều kiện cần thiết để xây dựng một căn nhà yến cấp 4 và đưa vào hoạt động thành công

Thứ nhất, nhà cần đất rộng để chim không vướng đường bay.
Vì chim yến vốn là loài chim bay lượn, không bao giờ đậu, nên chúng rất cần không gian để lượn trước khi vào nhà. Đặc điểm của những ngôi nhà cấp 4 là thấp nên rất cần khu vực xung quanh phải rộng, không vướng bởi nhiều cây cao hoặc nhà cao tầng, các công trình công cộng có độ cao lớn,..v.v. Nếu không, khi chim xà xuống thấp hơn để lượn vào nhà sẽ bị vướng bởi các chướng ngại vật. Đây là yếu tố cần chú ý hàng đầu nếu muốn xây nhà nuôi chim yến cấp 4 để nuôi chim yến.
Thứ hai, đơn vị thi công xây dựng phải là đơn vị uy tín, am hiểu về tập tính của chim và dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt, phải là đơn vị đã từng có kinh nghiệm thi công nhiều công trình nhà cấp 4.
Ngoài ra, khi xây dựng nhà cấp 4 để nuôi chim yến thì vẫn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố về khí hậu, điều kiện tự nhiên quanh khu vực và các yếu tố về phần thô: nắng không nóng, mưa không ồn, thoáng không khí, không lọt sáng và ngăn phòng một cách hợp lý.

Nuôi yến trong nhà cấp 4 có được không?

Xây dựng nhà nuôi chim yến cấp 4 thành công là một điều không phải dễ dàng. Nó luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả chủ nhà và cho cả bên xây dựng. Việc xây nhà cao tầng vẫn sẽ là lựa chọn dễ dàng hơn để các nhà chim đạt được thành công.
Nếu anh chị có tiềm lực kinh tế đủ mạnh và muốn xây dựng một ngôi nhà yến thì nên lựa chọn phương án xây dựng nhà nuôi yến cao tầng.